Album “Nghiêng nghiêng bờ vai - Biết làm sao” với 12 tác phấm của nhạc sĩ Phan Khanh và Phạm Tùng (hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam) cũng là album đầu tay để Phượng Khánh trình làng, một món quà ra mắt khán, thính giả yêu âm nhạc, đồng thời cũng là một tấm “hộ chiếu” để chị bước vào “lãnh địa” ca hát, nơi các vì sao lớn nhỏ đã chi chít chen nhau mọc đầy bầu trời đêm.
Phượng Khánh có họ tên đầy đủ là Lê Đoàn Phượng Khánh, sinh năm 1982 tại Long Xuyên, An Giang (mảnh đất đã sản sinh ra nhiều người nỗi tiếng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật như : nhà văn Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Thành Chơn, nhà thơ Viễn Phương …). Chị là con gái út trong gia đình có 2 anh em, có khiếu ca hát và tham gia văn nghệ từ lúc học tiểu học. Người thầy đầu tiên dạy chị hát cũng chính là Ba, Mẹ của chị. Phượng Khánh kể :
- Ba mẹ tôi ngày còn trẻ có tham gia các hoạt động văn nghệ tại tỉnh nhà. Nhưng về sau mẹ tôi chỉ làm nội trợ và bà đã mất, ba tôi hiện là nghệ sĩ nhiếp ánh Việt Nam và đã lâu không còn theo ca hát nữa. Tuy có năng khiếu ca hát nhưng đến những năm học ở đại học, tôi mới thật sự yêu thích ca hát vá định hướng cho mình dòng nhạc mà mình có thể hát tốt. Ngày còn nhỏ, tôi thường hát những bài hát mà ba mẹ yêu thích, có lẽ vì vậy mà tôi thích và biết được nhiều tác phẩm nhạc xưa... Tôi nghĩ, việc hát có giỏi hơn, tôt hơn hay không, ngoài việc được đào tạo chính thức, còn học hỏi thêm kinh nghiệm, có thể từ người thân, từ những người đi trước, trong quá trình tham gia văn nghệ hay qua các cuộc thi ca hát... sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có tham gia trung tâm văn hóa An Giang với tư cách là cộng tác viên bên cạnh nghề nghiệp chính là giáo viên. Hiện nay tôi là giáo viên giảng dạy môn âm nhạc.
Trong album “Nghiêng nghiêng bờ vai - Biết làm sao” Phượng Khánh đã trình bày 12 bài hát, 6 bài của nhạc sĩ Phan Khanh, gồm: Anh cứ đi, Vội vàng, Mơ hồ (thơ PN Thuờng Đoan), Đâu biết em ra đi (thơ Trương Đạm Thủy), Biết làm sao (thơ Lê Thanh My), Thiên thu nỗi nhớ (thơ Phạm Tùng); 6 bài còn lại của nhạc sĩ Phạm Tùng, trong đó có ba bài do anh sáng tác: Nghiêng nghiêng bờ vai, Trăng xuân, Người canh giữ tràm chim. Ba bài còn lại anh phổ thơ của nhà thơ Phạm Thi Cúc Vàng (Điệp khúc mưa, Chiếc kim thời gian, Tình mãi trong mơ).
Lý do chọn những sáng tác của nhạc sĩ Phan Khanh và Phạm Tùng, Phượng Khánh tâm sự :
- Tôi nghĩ tất cả đều bắt đầu bằng “duyên'. Có thể xem đây là album của hai nhạc sĩ này sau 30 năm họ sáng tác và là album đầu tiên trong đời tôi, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Đoàn Giang, Đoàn Trai (song ca, hòa âm phối khí), nghệ sĩ nhiếp ảnh Trung Kiên (phần hình ảnh). Xin cảm ơn nhạc sĩ Phan Khanh và Phạm Tùng đã tin tưởng giao ca khúc của mình cho tôi, một giọng ca còn mới tinh. Để cò cảm xúc hát tốt, mỗi khi thu một ca khúc là các nhạc sĩ lại kể cho tôi nghe về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc đó, và tôi đã hát tốt khi nhập tâm từ chất liệu lấy từ chính cuộc sống của họ.
Nói về quan điểm của mình đối với các dòng nhạc, Phượng Khánh bộc bạch:
- Không phải tôi bài xích nhạc trẻ, nhưng người ta chỉ có thể làm tốt những việc người ta yêu quý. Tôi không tự tin khi biểu diễn một ca khúc trẻ sôi nỗi bây gỉờ. Tôi yêu giai điệu và ca từ của những bài hát mà người ta hay gọi là “tình khúc vượt thời gian”. Hiện nay là giáo viên dạy âm nhạc, và tôi yêu thích công việc đó. Âm nhạc là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng tôi không muốn xem ca hát như một nghề và nghiệp, dù tôi biết muốn bỏ ca hát thật khó, nhưng tôi vẫn muốn đi bên cạnh âm nhạc thôi, chứ không muốn chinh thức bước vào thế giới ca hát chuyên nghiệp. Đương nhiên vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, nhưng tôi không muốn kinh tế hóa một vùng bình yên trong cuộc sống của mình...
Vì thế, nên khi đến An Giang, muốn nghe Phưọng Khánh hát, chỉ có thể đến địa chỉ 1985 Garden, mặc dù Long Xuyên hiện nay có nhiều tụ điểm ca hát hàng đêm, ở đó, mọi người có thể hát với đàn guitar, sáo trúc, cajon...
Ờ vai trò là một cô giáo dạy âm nhạc, Phượng Khánh cho biết suy nghĩ của mình về thế hệ ca sĩ trẻ hôm nay (có thể là đồng nghiệp):
- “Tre già, măng mọc” đó là quy luật tất yếu, tuy nhiên, muốn mọc tốt và vươn cao, vươn xa, cần phải biết lắng nghe và học. Vì học thì không bao giờ là đủ.