Đi tìm hướng phát triển mới cho nhạc thị trường Việt là một nhiệm vụ vô cùng cao qúy. Có quá nhiều người đang “cuồng” lên với lý tưởng đó và đưa ra không ít những ý tưởng táo bạo (kể cả …táo tợn!) để hình thành nên loại âm nhạc đương đại và cả “đương….dại” của Việt Nam. Chẳng hiểu từ đâu mà tôi tự thấy mình cũng phải có phần trong cái nhiệm vụ cao qúy ấy.
Nếu nói văn hóa - nghệ thuật là vườn hoa muôn sắc làm cho cuộc sống có ý nghĩa thì trong âm nhạc cũng cần sự đa dạng, phong phú cho mỗi tình huống, hoàn cảnh, tình cảm của mỗi người. Vì vậy nhạc ta hay tây cũng đều cần thiết cho nhiều thành phần công chúng.
Tôi tới căn biệt thự mà chính quyền TP Hồ Chí Minh dành cho GS, TS Trần Văn Khê (trong ảnh) khi ông chính thức trở về Việt Nam sinh sống thì vị Giáo sư nổi tiếng ngoài 90 tuổi, tuy ngồi xe lăn nhưng vẫn miệt mài lên mạng đọc tin tức, gửi email. Ông trăn trở: “Tôi đã nói rất nhiều, viết cũng rất nhiều nhưng dường như không ai quan tâm, trong khi âm nhạc dân tộc đang chìm dần vào quên lãng”.
Chiều ngày 30/10/2013, theo lời mời của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Bến Tre, CLB Sáng tác ca khúc Cung Văn hóa Lao động TPHCM (CLB ST CK) đã thực hiện chuyến giao lưu âm nhạc giữa CLB ST CK và TTVHTT tỉnh Bến Tre.
Thí sinh có tài bị loại, những hiện tượng “Sao ảo” tràn ngập trên các website, nhạc bị xâm phạm bản quyền... tất cả đều do khán giả nghe nhạc không có ý thức? Từ khẩu hiệu của một cuộc thi, những người làm trong lĩnh vực âm nhạc thấy gì và công chúng yêu nhạc sẽ đáp lại khẩu hiệu “nghe có ý thức” đó ra sao? Đây sẽ không phải là bài toán chỉ dành cho bất kì một bên nào. Thế nào là “Nghe có ý thức”?
Có lẽ đây là một ước muốn mà người sáng tác, biểu diễn và nói chung là mọi người làm công tác âm nhạc luôn đau đáu trong lòng. Ý kiến của giới nhạc trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như sự phản ánh của công luận cũng thường lo lắng về thị híếu âm nhạc của một bộ phận công chúng thưởng thức âm nhạc nước ta.
Cách chữa bệnh qua âm nhạc là một phần của Y học cổ truyền Trung Quốc (Trung Y), và chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Âm nhạc, học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành có mối quan hệ liên đới với nhau. Cổ nhân Trung Quốc cho rằng tinh hoa của âm nhạc nằm ở Đạo – sự thay đổi của Âm và Dương, sự điều hòa của lực sống, cũng như thanh âm và nhạc điệu của vũ trụ.
Tháng 9/2008 tôi cùng với đoàn nhạc sĩ hội Âm Nhạc Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chuyến giao lưu và thực tế sáng tác tại tỉnh An Giang. Cảm nhận đầu tiên khi đến An Giang, một vùng sông nước thật yên bình, với dòng sông đỏ hồng phù sa. Người An Giang thật hồn hậu, và thân thiện.
Nhận lời mời của Hội Văn học Tỉnh Tiền Giang, tối 29/6/2007 CLB tham dự đêm nhạc giao lưu với Chi hội âm nhạc tỉnh Tiền Giang. Chương trình được tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên Tỉnh Tiền Giang.